Nhu cầu sử dụng băng tải tại các nhà máy xí nghiệp đang ngày càng tăng lên. Nó không chỉ giúp tiết kiệm chi phí nhân công, vận hành mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian và tăng năng suất lao động. Vậy để một hệ thống băng tải có thể vận hành, cần làm những gì? Cùng Phương Trí Tín tìm hiểu quy trình thiết kế hệ thống băng tải ngay trong bài viết này nhé!
Quy trình thiết kế băng tải tiêu chuẩn
Để cho ra một hệ thống băng tải đạt tiêu chuẩn thị trường cần phải tính toán kĩ lưỡng và thiết kế phù hợp với nhu cầu và môi trường sử dụng. Việc thiết kế băng tải được triển khai và tiến hành theo quy trình tiêu chuẩn bao gồm 8 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Lựa chọn loại băng tải
Bước đầu tiên khi bắt đầu thiết kế hệ thống băng tải là lựa chọn loại băng tải phù hợp với nhu cầu và môi trường sử dụng. Đây được xem như là khâu quan trọng nhất trong quá trình thiết kế bởi nếu chọn sai thì toàn bộ những bước sau trong quy trình sẽ trở nên vô nghĩa.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại băng tải, các doanh nghiệp không có nhiều hiểu biết về băng tải để lựa chọn thì sẽ phải nhờ tới sự tư vấn của các đơn vị cung cấp, sản xuất băng tải.
Bước 2: Tính toán kích thước băng tải
Đây là bước thiết kế quan trọng có sự tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng của băng tải khi đã hoàn thành. Dựa theo năng suất tính toán và năng suất yêu cầu mà định chiều rộng băng nhằm giúp vật liệu không bị rơi ra ngoài trong quá trình vận chuyển.
Bước 3: Lựa chọn vận tốc băng tải
Tiến hành nghiên cứu lựa chọn vận tốc băng tải được xác định sao cho vật liệu không bị thổi bụi hoặc bị bắn ra hai bên khi máy đang làm việc.
Bước 4: Lựa chọn động cơ cho băng tải
Sau khi quyết định vận tốc cho băng tải từ đó tiến hành lựa chọn động cơ phù hợp với vận tốc của băng tải để đưa vào sử dụng. Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình thiết kế băng tải. Động cơ băng chuyền được lựa chọn phải đảm bảo chất lượng tốt cũng như có độ bền cao.
Bước 5: Tính toán dây Belt tải và định lượng cấp liệu
Dây belt tải được tính toán sao cho băng tải có thể đảm bảo làm việc liên tục với lượng nguyên liệu vận chuyển ổn định. Lựa chọn các loại dây belt tải như: dây Belt PVC, Pu, Hay Xích,..phải phù hợp với môi trường làm việc của vật liệu.
Bước 6: Tính toán và thiết kế bộ phận đỡ
Bộ phận đỡ sẽ được tính toán, thiết kế là con lăn hay tấm đỡ tùy thuộc vào chiều dài băng tải yêu cầu. Nhờ vậy mà băng tải có thể hoạt động êm ái và bền bỉ suốt quá trình vận hành.
Bước 7: Tính toán và lựa chọn đường kinh của các tang dẫn động, tang bị động
Dựa theo loại băng tải đã chọn ban đầu mà tiến hành xác định đường kính tang sao cho đảm bảo băng được bền lâu và kết cấu nhỏ gọn nhất, hạn chế tối đa trạng thái hỏng hóc của băng tải trong quá trình sử dụng.
Bước 8: Tính toán bộ truyền động, tính toán bền, tính then, tính chọn ổ lăn
Tính toán các thông tin còn sót lại là bước cuối cùng trong quy trình thiết kế băng tải. Việc tính toán bộ truyền động, tính toán bền, tính then, tính chọn ổ lăn dựa trên lý thuyết truyền động cơ khí, sức bền vật liệu.
Những lưu ý trong thiết kế băng tải
Trong quá trình thiết kế hệ thống băng tải cũng cần chú ý tới một số chi tiết sau:
- Khi lựa chọn các loại băng tải chuyển hướng thì cần cân nhắc và tính toán thật kỹ để đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra liên tục.
- Lắp đặt băng tải tại địa điểm thông thoáng, tránh bụi bẩn, hóa chất làm ảnh hưởng đến chất lượng.
- Tìm hiểu và lựa chọn các cơ sở thiết kế, sản xuất băng tải uy tín, có chế độ bảo hành tốt.
- Tùy thuộc vào vật liệu cần vận chuyển mà lựa chọn loại dây băng tải phù hợp.
- Căn cứ khối lượng hàng hóa cần vận chuyển và công suất phù hợp.
- Xem diện tích nhà xưởng, không gian để thiết kế kích thước băng tải hợp lý.
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHẾ TẠO PHƯƠNG TRÍ TÍN
- Địa chỉ: C8/15 Đường Dân Công Hỏa Tuyến, Ấp 3, Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, TPHCM
- Hotline: 090 945 1386 – 090 223 8635
- Email: conveyor@phuongtritin.vn
- Website: www.phuongtritin.vn